Pages

Subscribe:
 Sài Gòn Town
  • Blockquote

    Sed dignissim mauris nec velit ultrices id euismod orci iaculis. Aliquam ut justo id massa consectetur pellentesque pharetra ullamcorper nisl...

  • Duis non justo nec auge

    Sed dignissim mauris nec velit ultrices id euismod orci iaculis. Aliquam ut justo id massa consectetur pellentesque pharetra ullamcorper nisl...

  • Vicaris Vacanti Vestibulum

    Sed dignissim mauris nec velit ultrices id euismod orci iaculis. Aliquam ut justo id massa consectetur pellentesque pharetra ullamcorper nisl...

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Bất động sản phía Nam: Đất nền đón "sóng"

Trong khi các dự án đất nền khu vực Hà Nội đang được chủ đầu tư triển khai mạnh mẽ, thì khu vực phía Nam, phân khúc này cũng không hề kém cạnh với hàng loạt dự án vừa được tung ra thị trường nhằm "ăn theo" lợi thế hạ tầng.

Nhờ có sự lan tỏa "nhiệt" từ phân khúc căn hộ, thị trường đất nền, nhà liên kế và biệt thự cũng đang “ấm” dần lên. Sở dĩ đất nền vẫn thu hút người mua là do thói quen muốn sở hữu "tấc đất cắm dùi" của người Việt, nhất là khi lãi vay ngân hàng đang rất hấp dẫn và nhiều chủ đầu tư có những ưu đãi tối đa để cạnh tranh.

Đua bung hàng đón “sóng”

Cách đây khoảng 2 tuần, Công ty Khang Điền đã mở bán 57 căn nhà phố liên kế, biệt thự tại Tiểu khu Sapphire ở quận 9, Tp.HCM. Được biết, giá bán trung bình (gồm cả sổ hồng và VAT) của dự án này chưa đến 16 triệu đồng/mét vuông. Vì thế, trong ngày mở bán đã có khoảng 45/57 căn nhà có chủ mới. Cách thu hút người mua của dự án là giảm 18% tổng số tiền khi thanh toán 95% hợp đồng.

Nhiều dự án đất nền tại Tp.HCM đang được chào bán Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng tại Tp.HCM, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa "bung hàng" 2 dự án đất nền là Jamona City (Q. 7) và Arista Villas (Q. Thủ Đức). Được biết, dự án Jamona City có giá bán khoảng 23,5 triệu đồng/m2. Chỉ trong vài tuần, 48 nền đất của dự án này đã được bán hết. Vài chục nền đất sau đó của Sacomreal cũng bán hết veo. Còn ở dự án Arista Villas, với giá bán khoảng 11 triệu đồng/m2, cũng bán hết khoảng 100 trong tổng số 238 nền đất. "Chiêu" hút khách của Sacomreal là, nếu khách hàng mua đất nền tại 2 dự án này, sau 2 năm, chủ đầu tư sẵn sàng mua lại "hàng" và trả thêm ít nhất 20% giá trị.

Ăn theo hạ tầng giao thông

Theo một chủ đầu tư dự án đất nền tại Q.9, doanh nghiệp của ông mở bán dự án từ năm 2010 nhưng chỉ đến khi thông tin đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp thông xe toàn tuyến (dự kiến vào ngày 8/2) thì khách hàng mới đổ về dự án. Cũng nhờ có những tuyến giao thông huyết mạch đã hoặc sắp hoàn thiện mà mặt bằng giá tại các dự án đã bắt đầu nhích lên nhẹ, khoảng 8%-10%, tùy vị trí.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Savills Việt Nam, chỉ trong quý IV/2014 đã có 5 dự án biệt thự, nhà liền kề được mở bán tại các quận 2, 9 và huyện Bình Chánh, với 990 căn gia nhập nguồn cung thị trường. Trong số này, quận 9 chiếm khoảng 87% tổng nguồn cung mới. Phân khúc đất nền cũng có 7 dự án mới tham gia thị trường với khoảng 810 nền.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, sau căn hộ, đất nền vẫn là phân khúc được người tiêu dùng quan tâm nhất. Nếu như trước đây, thị trường đất nền chưa được tạo thuận lợi về hành lang pháp lý để “vận hành” thì sau khi Nghị định 11 và thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng cho phép phân lô đất nền trong khu đô thị mới, thị trường nhộn nhịp hơn hẳn. Cuối năm 2014 vừa qua, nhiều chủ đầu tư tung ra sản phẩm chủ lực để thu hút người mua khiến thị trường càng sôi động.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành nhận xét, thời gian qua, so với phân khúc căn hộ, đất nền, nhà liên kế ít sôi động hơn, tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi gần đây phân khúc này cũng “ấm” lên đáng kể. Những dự án có giao dịch tốt tập trung ở một số khu vực có cơ sở hạ tầng đảm bảo, nhất là chủ đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi. Cá biệt, tại một số khu vực vùng ven, những vùng giáp ranh Tp.HCM, rất nhiều dự án công bố chào bán khiến thị trường càng sôi động. Cũng theo ông Nghĩa, “những người tham gia mua đất nền xa khu vực trung tâm chủ yếu để đầu tư vì nếu để ở, họ phải bỏ một khoản tiền không nhỏ xây cất nhà. Một đối tượng khác là những người làm việc ở cạnh các khu vực gần dự án, còn những người đã có nhà trong nội thành rất ít khi chọn đất nền xa trung tâm”.

Đất nền Long An đón "sóng"

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Long An đã có hàng chục dự án đất nền bung hàng như dự án Làng Sen (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), dự án Phúc Long Garden, dự án Thanh Yến Residence (tại huyện Bến Lức) hoặc Five Star Eco City (Cần Giuộc)…

Theo ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Thanh Yến, nếu lấy Tp.HCM làm trọng tâm thì Long An đang là tỉnh có nhiều lợi thế về khoảng cách và cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh… Đấy là chưa kể khung giá đất của Tp.HCM có thể sẽ tăng trong thời gian tới, vì thế giá đất ở Long An cũng như các khu vực lân cận sẽ tăng theo. Ông Minh nhận định “các dự án tại khu vực giáp ranh Tp.HCM còn được hưởng lợi thế liền kề các tuyến đường giao thông huyết mạch như đường Vành đai 4, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Tp.HCM - Trung Lương… nên có sức hút lớn với người mua” .

(Theo Vietstock)

Thị trường BĐS: Cần bắt đúng “bệnh”

(Dân trí) - “Cần phải được xem xét thị trường BĐS dưới nhiều góc nhìn khác nhau để bắt đúng bệnh thì mới có giải pháp chữa trị hiệu quả.” - Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban chỉ đạo TW về chính sách nhà ở và thị trường BĐS.
Số liệu tồn kho quá xa so với thực tế

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo TW về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) diễn ra sáng ngày 22/2 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã thừa nhận số liệu báo cáo về tình trạng tồn kho trong lĩnh vực BĐS hồi cuối năm 2012 là chưa phản ánh đúng so với thực tế.

Bằng chứng là nhiều dự án có tồn kho chưa được báo cáo và do đặc điểm của tồn kho bất động sản khác với tồn kho của các sản phẩm công nghiệp khác, nhiều dự án đã huy động vốn một phần, nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng, đã đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng nhưng phải dừng do không có thị trường.

Các nhà đầu tư thứ phát đã mua nhưng không bán được cho người tiêu dùng. Vì vậy số vốn tồn đọng trong BĐS còn lớn hơn rất nhiều so với số liệu trong báo cáo.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến hết năm 2012, thị trường còn tồn kho 42.230 căn nhà (trong đó có hơn 26 nghìn căn hộ chung cư, gần 16 nghìn nhà thấp tầng); gần 93 nghìn m2 sàn văn phòng cho thuê, 98,4 nghìn m2 trung tâm thương mại; 792 ha đất nền nhà ở…. Tổng giá trị lượng vốn tồn kho khoảng gần 112 nghìn tỷ đồng.
Con số tồn kho thực tế lớn hơn nhiều so với báo cáo

Đáng chú ý, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam còn chỉ ra rằng, báo cáo dư nợ tín dụng bất động sản của Ngân hàng nhà nước chưa tính đến các khoản vay tiêu dùng khác nhưng thực chất được đầu tư vào BĐS, cũng như dư nợ có tài sản bảo đảm bằng BĐS còn chiếm khoảng 46,5% tổng dư nợ tín dụng.

Nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS, nhưng đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.

Và tất nhiên là điều đó cũng đồng nghĩa với việc tổng dư nợ tín dụng BĐS sẽ không chỉ dừng lại ở con số 207,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2012!

Cần bắt đúng bệnh

Trong bối cảnh thị trường BĐS còn đang hết sức khó khăn, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam trong cuộc họp đầu năm 2013 đã kiến nghị Ban chỉ đạo giao cho đoàn công tác xuống các địa phương lớn để tập trung rà soát và đưa ra quyết định dự án nào làm tiếp, dự án nào dừng, chuyển đổi, thậm chí thu hồi những dự án không phù hợp quy hoạch, không triển vọng. “Chúng tôi không tin vào các con số thống kê hiện nay mà các địa phương đưa ra.” – ông Hùng khẳng định.

Để bảo đảm tính minh bạch công khai, ông Hùng đề nghị các đơn vị cần phải thực hiện đúng luật, đó là phải công khai toàn bộ các dự án lên website, thông tin cần đầy đủ, rõ ràng từ tiến độ (giải phóng mặt bằng chưa, đã làm hạ tầng chưa…), nguồn vốn, ai làm chủ đầu tư…

Đối với các đô thị, đại diện Tổng hội xây dựng Việt Nam kiến nghị dừng sử dụng vốn ngân sách để làm nhà tái định cư đối với các khu vực có điều kiện kinh tế. Chất lượng nhà xấu, tiến độ chậm, không đồng bộ, không phù hợp nguyện vọng của dân. Nên bồi thường để người dân mua nhà trực tiếp theo nhu cầu và khả năng tài chính.

Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: Năm 2013, chúng ta cần có giải pháp để tăng tính thanh khoản, giảm nợ xấu trong thị trường BĐS. Nhiều ý kiến cho rằng, đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chuyển biến chậm.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó Thủ tướng, khi phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, nếu nhà nước can thiệp quá sâu thì sẽ hạn chế tính thị trường. Nghệ thuật trong điều hành là phải xác định được đúng mức độ tham gia, can thiệp của nhà nước; nên cảnh báo kịp thời, tránh thả nổi dẫn đến phát triển tự phát như thời gian qua.
Như với thị trường thép, khi đã nhận thấy sự bất hợp lý thì nhà nước dừng không cấp phép cho các dự án. Không chỉ BĐS mà nhiều lĩnh vực đã rơi vào tình trạng bị thị trường “lôi đi”, mất cân bằng cung cầu.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo chú ý tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên toàn quốc. Vấn đề phải được nhận thức dưới nhiều góc nhìn khác nhau để bắt đúng bệnh thì mới có giải pháp chữa trị hiệu quả, chính xác.

Năm 2013, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung gỡ khó khăn về nguồn vốn, tiến độ cấp vốn, lãi suất tín dụng… cho các chương trình nhà ở mục tiêu; chủ động trong quy hoạch các khu dân cư theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu vì sẽ có nhiều khu vực bị sạt lở lớn, không xây dựng và phát triển được. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp cũng được hưởng những hạ tầng cơ bản ở mức tốt, đây là cách để xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.

Một số dự án cụ thể có thể xem xét giải quyết riêng theo hướng linh hoạt, đảm bảo yêu cầu tháo gỡ được khó khăn, tạo thanh khoản, xử lý nợ xấu… nhưng cơ bản vẫn phải theo nguyên tắc chung; cơ cấu lại thị trường bất động sản, chuyển dần phân khúc cao cấp sang phân khúc có cầu lớn…

(Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng)

Nếu không thông về quan điểm thì không thể thực hiện được nhiệm vụ rất nặng nề đó là xây dựng chính sách về nhà ở và thị trường BĐS.

Chính lúc khó khăn là khi nhìn nhận rõ nhất về những non yếu của thị trường BĐS. Vì vậy, trọng tâm năm 2013 vẫn là tập trung để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS bởi nó có ý nghĩa lâu dài.
Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường phải gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của nhà nước nhưng có cạnh tranh, Nhà nước khuyến khích nhưng giá được kiểm soát để phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Khi Nghị định nhà ở xã hội được ban hành thì đối tượng sẽ được cụ thể và phủ kín, thay thế cho Nghị định 66, 67.